Cậu bé thần đồng Alasdair Howell bắt đầu chơi piano từ khi mới lên 3 tuổi. Đến năm 6 tuổi đã tham gia biểu diễn tại nhà hát Royal Festival Hall uy tín. Và giờ Alasdair Howell sắp sang 10 tuổi đã được nghệ sĩ piano nổi tiếng người Trung Quốc Lang Lang đánh giá sẽ là một ngôi sao trong tương lai.
Howell cho biết chơi piano là sở thích của cậu vì thế mỗi ngày cậu đều dành ra từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng để “luyện nghề”.
Cậu bé Howell bắt đầu trình diễn trước công chúng khi còn ngồi vào ghế piano “không mấy thuần thục”. Nhưng chính sự nhẫn nại đáng quý của cậu đối với từng phím đàn đã để lại ấn tượng lâu dài trong lòng khán giả.
“Tôi nhìn thấy một cậu bé nhỏ nhắn đang ngồi chơi đàn piano, cậu bé có mái tóc y hệt mái tóc của nghệ sĩ Chopin. Cậu bé chơi đàn cho tôi nghe. Cậu bé rất đáng yêu… Tôi nghĩ cậu bé có nhiều triển vọng để trở thành ngôi sao” – nghệ sĩ piano Lang Lang nhận xét.
Nói theo nghĩa đen, tương lai của cậu bé Howell nằm trong tay cậu, nghĩa là phải nâng niu bàn tay đó kể cả khi nghịch trong vườn.
“Chúng tôi không chắc về điều đó. Tôi không biết thực tế sẽ như thế nào nhưng tôi rất lo lắng” – ông Richard, cha của cậu Alasdair chia sẻ “Chúng tôi đã đi trượt patanh vài lần và chỉ làm chúng tôi hoảng sợ. Tôi lo lắng cho đôi tay này của cậu bé và bảo con không thể trở thành một thủ môn cricket và phải trân trọng đôi tay mình”.
Áp lực ở đây không chỉ ở đôi bàn tay mà còn có những áp lực khác khi là một ngôi sao nhí.
“Khi bạn là một đứa trẻ thần đồng, điều đó có nghĩa là bố mẹ và thầy giáo của bạn có thể sẽ chú ý đến bạn hơn những đứa trẻ khác” – Lang giải thích.
“Thật đáng mừng khi bạn dành được sự quan tâm từ mọi người nhưng đồng thời nó cũng tạo cho bạn thêm áp lực”.
Lang Lang trở thành một siêu sao thế giới nhờ vào tài năng vượt bậc và nhân cách sáng ngời.
Lang Lang là một trong rất ít nghệ sĩ của dòng nhạc cổ điển thời nay khi thường xuyên xuất hiện tại các phòng hòa nhạc trên khắp thế giới, được biểu diễn trước các vị tổng thống, thủ tướng và khán giả toàn cầu tại Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008.
Những gì được gọi là “Hiệu ứng Lang Lang” đã “bắt nhịp” cho hàng triệu đứa trẻ Trung Quốc bước đến với nghệ thuật chơi đàn dương cầm.
Điều anh mong muốn là “truyền lửa” từ chính sự nhiệt thành của anh tới thế hệ trẻ bằng những tác phẩm nghệ thuật của anh với tư cách là một đại sứ UNICEF và nền tảng trong sự nghiệp âm nhạc của riêng anh.
“Khi nhìn thấy những đứa bé chơi đàn trên sân khấu hay trong lớp học, tôi đều thấy xúc động bởi nó như làm tôi sống lại với những giây phút thăng hoa trong âm nhạc. Tôi thực sự muốn giúp những đứa bé đó vươn tới ước mơ của mình bởi tôi biết ngày ấy tôi cũng ôm ấp ước mơ như chúng bây giờ”.
Những nhạc sĩ trẻ như Alasdair chính là niềm hy vọng vững chắc cho dòng nhạc cổ điển và đảm bảo một tương lai xán lạn cho di sản âm nhạc phong phú này.
“Tôi nghĩ Alasdair vươn xa tới đâu là vấn đề của Alasdair” – cha cậu bé nói.
“Điêu chúng ta có thể làm bây giờ là hỗ trợ cậu bé 10 tuổi này. Độ tuổi giữa 10 và 20 là độ tuổi quan trọng cho sự phát triển của bất kỳ một nhạc sĩ nào” – nghệ sĩ Lang Lang chia sẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét